Còn nhớ ta của năm 18 tuổi phải đứng trước quá nhiều hướng đi. Sau 12 năm đèn sách ta lại thêm hoang mang để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “mình sẽ là ai?”. Có rất nhiều sự lựa chọn nhưng cũng đồng nghĩa với sự hoang mang hơn cả khi chọn sai sẽ phải đánh đổi cả thời gian và tiền bạc lớn. Ở thời điểm đó bạn chọn gì? Còn tôi, tôi đã “thử” và bắt đầu với đam mê của mình khi nhận ra ý nghĩa thực tế của việc du học nước ngoài.
Ở tuổi 19, với nhiều người còn đang vùng vẫy trong những lựa chọn, tôi đã chọn đến “một chân trời mới”!.
Xuất phát từ những nỗi băn khoăn ở tuổi 18
Ở tuổi 18, tôi đã từng khủng hoảng tinh thần sau khi xem được điểm thi vào Đại học. Tôi đã trượt ngôi trường mơ ước!
Với kỳ vọng, niềm tin quá lớn mà điều đó là một cú sốc rất lớn với tôi. Thất vọng có, buồn đến đổ bệnh cũng có nhưng khi đó tôi luôn có ba mẹ ở bên động viên hết lời. Thiết nghĩ cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra nên tuy có thất vọng nhưng tôi và ba mẹ vẫn băn khoăn suy nghĩ đến các hướng đi khác.
Chọn một ngôi trường Đại học ở nguyện vọng 2 3 4 – Tôi băn khoăn khi nghĩ về ngành học đó liệu có thực sự phù hợp với mình?
Tôi tự hỏi nếu học tập trong nước liệu sau khi tốt nghiệp mình có được làm việc đúng với chuyên ngành? Trong khi thực tế sinh viên đi làm trái ngành trong nước ngày càng nhiều, bản thân tôi thực sự không muốn cố để rồi lại “đứt gánh giữa đường”. Và thực tế rất nhiều anh, chị tôi quen biết, sau khi tốt nghiệp CĐ, ĐH xong vẫn phải “cất bằng” đi làm công nhân. Vậy nên tôi có nên chọn “học đại” chỉ để lấy tấm bằng ra làm trái ngành hay những công việc thu nhập thấp hay không?
Thêm lý do khác là những ngôi trường ở các nguyện vọng sau học phí chuyên ngành khá cao mà gia đình tôi cũng không đủ kinh tế để lo cho tôi 4 – 5 năm ăn học.
Chọn ra đi làm lấy vốn làm ăn – Tôi hoang mang về tương lai của mình.
Những năm gần đây ở quê tôi xí nghiệp mọc lên như nấm, mỗi khu công nghiệp dựng nên tạo ra sinh kế cho rất nhiều người. Lớp tôi có 35 bạn thì có tới gần 20 bạn chọn đi làm công nhân sau tốt nghiệp cấp 3. Ba mẹ tôi cũng là công nhân trong một nhà máy phân đạm. Ngày ngày làm công việc tại xưởng sản xuất. Mẹ than những công việc lặp lại nhàm chán, có ngày tăng ca tới muộn, công việc chân tay nặng nhọc cả thân xác lẫn tinh thần… Vậy nên khi ba mẹ đã vất vả cả đời và cũng chỉ muốn tôi được ăn học tử tế để có được công việc tốt hơn, đỡ vất vả hơn.
Suy nghĩ lại tôi đã từng lưỡng lự với hướng đi này, bởi đi làm luôn cũng là một hướng lựa chọn. Tuy nhiên với tôi điều này quá an toàn và có thể là một sự đáng tiếc. Bởi lẽ với sức trẻ và trí tuệ của những người trẻ như mình ngày ấy phải làm được nhiều hơn thế.
Và nếu mà phải chọn “cất” ước mơ của mình đi để trở về làm công nhân nhà máy thì thực sự khi ấy chỉ là đường cùng với tôi thôi.
Chọn kết hôn sau khi tốt nghiệp cấp 3 với người yêu cùng xóm – Tôi tiếc cho thanh xuân của mình.
Ở tuổi 18 chắc hẳn ai cũng có một mối tình nhỉ! Tôi cũng thế. Bạn trai tôi hơn tôi 7 tuổi, người cùng làng và gia đình 2 bên rất vun vén cho tình yêu của chúng tôi. Hồi biết tin tôi trượt Đại học, bạn trai cũng động viên tôi rất nhiều. Vì anh ấy cũng đã có công việc ổn định nên gia đình cũng hối thúc nhiều về chuyện cưới xin. Tôi khi ấy vừa buồn, vừa lo.
Anh có đặt vấn đề về chung nhà để cùng làm ăn, không cần học hành nhiều, nhưng tôi lo và tiếc cho tuổi trẻ của mình nhiều hơn. 18 tuổi tôi chưa sẵn sàng cho việc lập gia đình. Tôi rất sợ cái cảnh ở nhà chăm con, trong tay chẳng có gì, sống không ước mơ và phụ thuộc vào nhà chồng.
Chọn thử hướng đi khác: Du học nước ngoài – Tôi hoang mang không biết đây có phải là lựa chọn đúng đắn!
Tôi thích Nhật Bản, thích từ hồ có vài quyển truyện dành dụm mãi với có tiền mua. Sau này tôi lại đam mê hơn những sách nói về tinh thần và nghị lực của người Nhật. Tôi ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp, lịch thiệp và phẩm hạnh tốt đẹp ở họ. Tôi tự hỏi người Nhật học làm gì mà đất nước họ phồn thịnh đến thế?
Ấy vậy mà hồi đó tôi chỉ từng nghĩ đến một chuyến du lịch Nhật Bản để được chạm tay và những cánh hoa anh đào, uống rượu sake và ăn thịt nướng… chứ chưa từng nghĩ tới sẽ tới để lập thân, lập nghiệp tại đây. Cho tới khi biết đến chương trình du học Nhật Bản, những lợi ích thực tế đem lại và cơ hội tuyệt vời để tôi xây dựng tương lai…
Tôi học ở mức trung bình khá và với điều này tôi hoàn toàn có thể đi du học Nhật Bản. Vậy nên tôi nghĩ, sao mình không thử nhỉ?
…
Đứng trước biết bao hướng đi như vậy tôi không cảm thấy tuyệt vọng như lúc biết tin mình không trúng tuyển Đại học nữa. Thay vào đó là băn khoăn tự hỏi con đường nào mới thực sự phù hợp với mình?
Sau cùng với rất nhiều nỗi băn khoăn của tuổi 18, tôi đã trải lòng với ba mẹ về nỗi lòng của mình: Điều tôi thích, tôi lo, tôi sợ, tôi muốn thử sức và tôi có thể đánh đổi. Và du học là lựa chọn của tôi và tôi đã dũng cảm chia sẻ với ba mẹ điều đó. Thật hạnh phúc khi sau nhiều lần thuyết phục ba mẹ tôi đã ủng hộ, dù trước đó cả ba cả mẹ đều ngạc nhiên, rồi đến lo lắng và định gạt đi khi nghe người thân, hàng xóm bàn lùi, nói này nói nọ.
Tuổi 19, tôi đã dám đi, dám tới
Vậy là tôi đã quyết định theo đuổi con đường học vấn tại Nhật Bản chứ không chọn “học đại” trong nước, đi làm công nhân hay lập gia đình sớm. Đến hiện tại tôi cảm thấy quyết định ngày ấy thật sự đúng đắn, đột phá với chính tôi.
19 tuổi tôi đã đón sinh nhật của mình trên miền đất hứa sau một hành trình nỗ lực học tiếng ở Việt Nam.
Ở Nhật, tôi được tiếp xúc với một nền kinh tế phát triển, những con người cần cù, cách làm việc theo tổ chức, được tự trải nghiệm và cảm nhận những điều trước đây tôi chỉ thấy trên phim. Suốt 2 năm qua tôi không ngừng cố gắng hòa nhập, bản thân cũng đã nhận ra nhiều điều bổ ích.
Nhìn lại hành trình của mình tôi muốn gửi một lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân yêu đã tin tưởng, hỗ trợ để tôi có thể chạm tay tới ước mơ. Đặc biệt là sự cảm ơn chân thành tới các thầy cô của Tín Phát rất nhiều! Nếu ba mẹ cho tôi điều kiện để có thể thực hiện ước mơ, thì thầy cô cho tôi hướng đi rõ ràng, cho tôi một hành trang vững chắc nhất để tự tin bước đi.
Với những lợi thế về điều kiện học lực và sự quyết tâm, ủng hộ to lớn của gia đình, khi tham gia chương trình du học Nhật Bản của Tập đoàn Tín Phát và may mắn đạt được học bổng hỗ trợ 50% học phí trường Nhật. Điều này càng làm tôi có động lực hơn để nỗ lực học tiếng và gửi gắm niềm tin vào Tín Phát hơn. Suốt 8 tháng bền bỉ học tập với sự tập trung cao độ theo lộ trình đào tạo cùng thầy cô tại trung tâm, cũng là khoảng thời gian cho thanh xuân của tôi biết bao kỷ niệm đẹp.
Dưới đây là một vài hình ảnh tôi còn lưu lại về ngôi nhà Tín Phát thân yêu…
Cho tới hiện tại thầy cô Tín Phát vẫn luôn sát cánh cùng chúng tôi trong rất nhiều hoạt động. Giống như một gia đình vậy, thầy cô Tín Phát tại Nhật Bản luôn quan tâm chúng tôi từ những ngày đầu tiên sang nhật. Từ chỗ ăn ở, sinh hoạt… đến những công việc làm thêm kiếm được những đồng lương đầu tiên, rồi trong học tập và các hoạt động giao lưu văn hóa.
Tôi nhớ nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, năm nào cũng vậy các Thầy Cô gửi tặng bánh Chưng đến tận trường, tận nơi ở của chúng tôi. Cứ đến hẹn lại lên, hội du học sinh Tín Phát ở khắp các khu vực ở Nhật lại cùng nhau tụ họp tham gia bữa tiệc Tất niên ấm áp vị quê nhà. Điều này với một du học sinh xa nhà như tôi cảm thấy vô cùng ấm lòng.
Có thể với nhiều người chuyện du học là chuyện xa xôi, không khả thi và đôi khi là sự “chống cháy” nhưng đó là một sai lầm. Chuyện du học, đại học trong nước hay đi làm ăn ngay sau khi tốt nghiệp phải thực sự là sự lựa chọn phù hợp. Còn với tôi, tôi nhìn ra những lợi ích của du học đem lại, tôi sẵn sàng lựa chọn và tôi đã đúng khi mình đủ năng lực, đủ quyết tâm để chinh phục nó.
Năm tôi 19 tuổi, tôi tham vọng và trải nghiệm từ những điều nhỏ nhoi nhất ở một đất nước xa lạ – Nhật Bản. Và đó cũng là cách giúp tôi tìm thấy tuổi 20 của mình. Không đao to búa lớn, không mơ mộng xa vời, chỉ đơn giản là muốn và làm thôi. “Có trong đầu sẽ có trong tay” và chỉ cần ta muốn và thực sự nghiêm túc theo đuổi thì không gì là không thể với tuổi trẻ nhiệt huyết của ta. Chúc bạn cũng tìm ra con đường đúng đắn cho tương lai của mình nhé!