fbpx
Banner top

Ngôi chùa gỗ Horyu-ji sau 1.500 năm vẫn đứng vững sau chiến tranh, thiên tai khốc liệt

23/06/2020 1190 lượt xem

Ngôi chùa Horyu-ji ở Nhật Bản có niên đại khoảng 1.500 tuổi. Một công trình bằng gỗ, hơn nữa từ xa xưa đến vậy lại có thể trụ vững qua nhiều giai đoạn chiến tranh và thiên tai khốc liệt, đây là công trình bằng gỗ cổ nhất vẫn còn đứng vững trên thế giới hiện nay. Bí mật đằng sau tòa tháp hùng vĩ và lâu đời này là gì?

Tất cả bắt đầu từ Thái tử Shokotu (574 – 622), là quan nhiếp chính, người trên thực tế nắm trọn quyền hành trong thời gian cai trị của Thiên Hoàng Suiko. Ông đã gửi các đoàn sứ giả sang Trung Hoa để học hỏi nền văn minh giàu có và tiên tiến của họ, một nền văn minh gắn liền với thời hoàng kim của lịch sử Trung Quốc – Thời nhà Đường.

Ngôi chùa Horyuji – công trình bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản

Kết quả là các kinh thư Phật giáo, nghệ thuật và kiến ​​trúc cổ của Trung Quốc đã được du nhập về Nhật Bản và thể hiện hoàn hảo trên chùa Horyu-ji. Chính Thái Tử Shotoku đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ông cũng là người cai trị đầu tiên khuyến khích truyền bá Phật giáo ở xứ Phù Tang.

Trong “Hiến pháp 17 điều” nổi tiếng của ông năm 604, Thái tử Shokotu đã viết: “Có 3 kho báu đó là Đức Phật, Phật Pháp và các nhà sư, cần phải được tôn kính bằng cả lòng thành, vì đó là nơi nương náu cuối cùng của mọi sinh mệnh. Hiếm có ai xấu xa đến mức không thể dùng chân lý để giáo hóa”.

Ngày nay, niềm tôn kính Thần Phật vẫn còn được gìn giữ ở Nhật Bản trong khi mọi thứ khác dường như đã bị tàn lụi theo thời gian. Thật vậy, người Nhật thời nay theo Phật giáo nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào khác.

Tại sao chùa Horyu-ji vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay?

Câu chuyện về ngôi chùa này vẫn còn nhiều điều thú vị khác. Những tòa nhà bằng gỗ cổ xưa như vậy trên khắp thế giới gần như đã biến mất hoàn toàn, thường là dưới bàn tay những đội quân xâm lược, những kẻ phá hủy mọi thứ tại các nơi họ đi qua, hoặc do không được bảo trì thường xuyên.

Có được thành tựu đó là nhờ một xã hội đủ mạnh mẽ và ổn định để tự vệ trước những kẻ xâm lăng và tự tổ chức để có thể bảo tồn các di sản văn hoá như chùa Horyu-ji. Làm cách nào để Nhật Bản giải quyết được vấn đề này?

Một lần nữa, chúng ta lại nói về hiến pháp quan trọng của Thái tử Shotoku. Bên cạnh khuyến khích Phật giáo, hiến pháp còn khuyến khích các giá trị của Khổng giáo, như lễ nghi, lòng trung thành và sự hòa hợp. Hầu hết các chương trong hiến pháp đều chỉ dẫn một cách rõ ràng, đơn giản và mạnh mẽ về đạo đức cho người dân: “Sự hòa thuận nên được tôn trọng và tranh cãi cần phải được hạn chế”;“Đừng quên tuân theo lệnh của quân vương”; và cũng “Đừng ghen tị”.

Hoàng đế tượng trưng cho chính phủ và nhà nước Nhật Bản, theo hiến pháp đó là “thiên tử tại nhân gian”. Và nhà nước hùng mạnh này nhờ sự giúp sức của những thần dân trung thành và biết tuân lệnh đã đứng vững trước các thế lực ngoại xâm, ngoài ra hiến pháp còn ban những sắc lệnh chính thức về duy trì sự tôn trọng các hiện vật văn hóa và bảo vệ chùa chiền.

Thêm vào đó, hiến pháp của Hoàng tử Shotoku không chỉ đặt yêu cầu đối với người dân, mà còn cho cả các nhà cai trị Nhật Bản, như “Phạt ác khuyến thiện”; “Xét xử công minh”; “Quan lại và các đại thần của triều đình phải là người đi đầu trong việc tuân thủ các nguyên tắc đó”, trừ một số ít ngoại lệ.

Bằng cách này, các quan viên sẽ cai trị một cách công bằng và xứng đáng với sự trung thành, tuân lệnh của người dân. Điều này tự nhiên sẽ bảo vệ chính phủ, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các công trình khỏi các cuộc nổi dậy của người dân.

Tranh vẽ ngôi chùa Horyuji năm 1956 của nghệ sĩ Hasui, Kawase. Trong tranh là một người mẹ đang che dù và dắt đứa con đi thăm chùa Horyuji dưới trời mưa. (Nguồn: castlefinearts.com)

Hiến pháp của Hoàng tử Shotoku cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của văn hoá Nhật Bản trong giai đoạn sau của lịch sử, thời Heian (794-1185). Đây được coi là thời đại hoàng kim của văn hoá Nhật Bản.

Đó là khi hoàng cung và nhiều cận thần của triều đại này có thể phát triển một di sản phong phú, bao gồm các nghi lễ trang trọng; những tuyệt tác văn chương và thơ ca,…

Những điều này đã trở thành một phần của bản sắc dân tộc Nhật Bản và niềm tự hào của người Nhật. Họ và những giá trị đạo đức mà họ đại diện đã góp phần rất lớn giúp ổn định xã hội Nhật Bản.

Nhìn vào những kho báu văn hoá của thời kỳ Heian và ngôi chùa Horyu-ji, chúng ta có thể thấy sự cao quý và uy nghiêm phi thường của cổ nhân, những điều có lẽ còn tốt hơn trí khôn hiện đại của chúng ta ngày nay.

Chia sẻ:
Icon Support Icon Zalo Icon Phone
Verified by MonsterInsights
Yêu cầu tư vấn
https://789bethv.com/ https://789bet.house/