Du học Nhật Bản hiện đang được rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam chú ý tới. Trong đó chủ đề trượt COE và VISA du học Nhật Bản là được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ hết về COE và VISA. Những lỗi trượt phổ biến khi xin COE là gì hay cần làm gì để chống trượt COE và VISA. Vậy hãy cùng Du học Tín Phát tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé!
Hiểu rõ về COE và Visa du học Nhật Bản
COE là từ viết tắt của “Certificate of Eligibility”, tiếng Nhật “有資格証明書”, được Cục xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp, là giấy chứng nhận tư cách được lưu trú. COE là giấy tờ mang tính bắt buộc với các bạn định học tập, làm việc và định cư bên Nhật hơn 3 tháng. Nó cho phép những người nước ngoài có thể tham gia các hoạt động tại Nhật Bản với tư cách là người có thân phận và địa vị trong thời gian lưu trú.
Có nhiều bạn nhầm lẫn rằng COE và VISA là giống nhau. Nhiều bạn lại nghĩ chỉ cần COE là không cần VISA nữa. Nhưng COE và VISA khác nhau hoàn toàn. VISA là được Đại sứ quán hay Lãnh sự quán cấp, cho phép người nước ngoài được nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào Nhật trong một thời gian nhất định.
Người lao động và du học sinh cần có cả 2 loại trên. Trình tự sẽ là xin COE trước rồi mới tiến hành xin VISA sau nhé!
Các lỗi trượt COE và VISA du học Nhật Bản phổ biến
Với một quy trình cũng như điều kiện khắt khe, hiện nay không ít người bị báo trượt tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Những vấn đề dẫn đến trượt tư cách lưu trú tại Nhật đó là:
- Các thông tin ở trên hồ sơ không được chính xác, thông số trên giấy tờ không trùng khớp, đặc biệt là giấy tờ pháp lý, chứng minh thư, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…
- Những trường hợp bị cấm nhập cảnh như là có tiền án, có hình xăm…
- Không có hoàn toàn những mục tiêu về ngành
- Những lỗi liên quan đến người bảo lãnh của bạn như về giấy tờ chứng minh không rõ ràng, không có đủ bằng chứng hay khả năng chi trả học phí và không có đủ lý do chính đáng để hoàn trả lại học phí cho người bảo lãnh
- Trường hợp làm giả giấy tờ, nếu bị phát hiện sẽ bị cấm COE vĩnh viễn
Đỗ COE có đồng nghĩa là đỗ VISA không? Vì sao trượt VISA
Với việc COE và VISA là khác nhau thì đương nhiên đỗ COE không có nghĩa là bạn đã đỗ được cả VISA du học. Sau khi đỗ COE, du học sinh phải hoàn thiện học phí tại trường sẽ học ở Nhật Bản. Khi đó, trường sẽ gửi lại đầy đủ giấy tờ gốc về Việt Nam. Du học sinh có thể tiến hành tiếp các thủ tục xin VISA du học tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Trong quá trình xét duyệt, Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể sẽ mời bạn tới văn phòng để phỏng vấn trực tiếp. Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đưa ra không khó, bạn cần phải có vốn tiếng Nhật căn bản, nắm chắc được ngữ pháp và cả chữ Hán. Đặc biệt nếu được hỏi về kế hoạch học tập, bạn cần thể hiện sự quyết tâm du học của mình với những câu trả lời mạch lạc, rõ ràng.
Những bạn ứng viên trượt VISA du học là những bạn đã không vượt qua được vòng phỏng vấn và không nhận được sự tin tưởng của Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
Cách kiểm tra lỗi trượt COE
Nếu bạn xin COE không thành công, bạn có thể kiểm tra xem tại sao Cục xuất cảnh Nhật Bản lại đánh trượt mình. Cục sẽ công bố bảng lỗi trượt, bản xác nhận lỗi trượt COE, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các ứng viên tra cứu:
- STT sẽ là đầu mục liên quan
- KÝ HIỆU sẽ quy định rõ ràng hạng mục trượt COE cụ thể
Thường thì khi bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu có ghi mã lý do trượt. Dưới đây là bảng mã lỗi trượt COE bạn nên tìm hiểu:
Dựa vào bảng mà bạn có thể tra cứu được lỗi mà Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE của mình.
Như vậy có rất nhiều những lý do khiến học viên trượt COE. Bạn hoàn toàn có thể biết được nguyên nhân trượt COE. Qua đó bình tĩnh đưa ra phương pháp và hướng điều chỉnh cho lần sau.
Cần làm gì khi trượt COE hay Visa du học Nhật Bản?
Việc đầu tiên cần làm là bạn phải bình tĩnh trong mọi trường hợp. Với những việc đã xảy ra, có buồn bã hay than vãn cũng không giải quyết được gì. Bạn nên đối mặt thẳng với sự thật và giải quyết chúng. Hãy kiểm tra phân tích nguyên nhân trượt của mình rồi chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để cải thiện trong kỳ tiếp theo.
Chuẩn bị thật tốt một số câu hỏi phỏng vấn, cải thiện các vấn đề trong lần phỏng vấn đầu và cải thiện khả năng tiếng Nhật của mình. Bạn hãy tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm của những người đi trước tại các hội nhóm hay trung tâm mà bạn theo học tiếng Nhật.
Trước khi bước vào phỏng vấn lần 2, bạn cần phải nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ. Đặc biệt, bạn giữ lại giấy tờ của lần xin COE trước để đối chiếu thông tin chính xác, thận trọng để giúp cho lần giải trình này thật khéo léo và chính đáng nhất.
Bạn phải xác định rằng việc xin COE lần 2 sẽ khó hơn lần 1 vì người ta sẽ rà soát kỹ hồ sơ, phỏng vấn kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cần bù đắp và thuyết phục Cục xuất nhập cảnh bằng trình độ tiếng Nhật tốt của bạn. Bạn nên tìm tới trung tâm hay công ty tư vấn du học uy tín và có kinh nghiệm để hỗ trợ bạn trong lần 2 này có tỷ lệ đỗ cao hơn.
Trên đây là bài viết với các lưu ý chống trượt COE và VISA du học Nhật Bản mà Du học Tín Phát tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã đưa ra những thông tin bổ ích để giúp các bạn du học sinh có hướng giải quyết trong hành trình chuẩn bị đi Du học Nhật Bản. Chúc các bạn sớm thành công thực hiện ước mơ của mình!
Đọc thêm:
- Tư vấn du học Nhật Bản 2022 trọn gói
- Chiết tiết về du học Nhật Bản vừa học vừa làm
- Công ty tư vấn du học Nhật Bản – Du học Nhật Bản trọn gói
_______________
DU HỌC TÍN PHÁT
Hotline: 0879 001 118
Fanpage: facebook.com/DUHOCTINPHAT
Youtube: youtube.com/c/TinPhatGroup