fbpx
Banner top

Giải Đáp 12 Câu Hỏi Thường Gặp Của Du Học Sinh Nhật Bản (Phần 1)

18/08/2022 733 lượt xem

Nhật Bản là một trong những quốc gia cho nền giáo dục hàng đầu thế giới, vì thế “du học Nhật Bản” là từ khóa được nhiều du học sinh tìm kiếm trên các nền tảng internet. Bạn đang có nhu cầu đi du học Nhật Bản và tìm hiểu những thông tin về thủ tục du học Nhật Bản? Tại bài viết này sẽ giải đáp cho bạn 12 câu hỏi thường gặp khi đi du học Nhật Bản.

Câu 1: Cho hỏi ngoài các trường chính quy, du học sinh còn có thể nhập học các trường khác hay không?

Cũng giống như du học tại Hàn Quốc, ở Nhật Bản đang có chế độ chọn 6.3.3.4 cụ thể là ngoài các trường có đối tượng nhập học là các học sinh nước ngoài đã học hết 12 năm phổ thông còn có các trường Cao đẳng và trường Dạy nghề. 

  • Trường Cao đẳng là cơ quan giáo dục đào tạo trong khoảng 2 năm và phần lớn học sinh là nữ. 
  • Trường Dạy nghề được chính thức thành lập năm 1976 với mục tiêu đào tạo nghề cho học viên. 

Thời gian học tùy theo từng trường và từng khoa kéo dài trong khoảng từ 1-4 năm, tuy nhiên phần lớn quá trình học trong vòng 2 năm. Trong những du học sinh đang học tại Nhật Bản, số lượng học sinh đang theo học tại các trường chiếm từ 3-8%. Với các trường dạy nghề được số lượng học sinh yêu thích nhiều hơn vì tính sát thực tế và thời gian học tập ngắn hơn.

du-hoc-sinh-nhat-ban-chon-truong

Câu 2: Bí quyết chọn trường Nhật ngữ cần phải lưu ý những gì?

Khi chọn những trường Nhật ngữ để học tập, bạn cần dựa vào mục đích cũng như hoàn cảnh của bản thân để đi du học Nhật Bản. Lưu ý để bạn có thể chọn trường hiệu quả:

  • Trường không cần quá đào tạo chuyên sâu như hệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về ngôn ngữ mà cần phù hợp với mục đích hiện tại của du học sinh mới sang Nhật. Nên ưu tiên chọn những khóa học thông thường, các khóa học dành cho mới nhập học để dễ hòa nhập và học tập ở giai đoạn đầu.
  • Bạn nên tìm hiểu các trường có phân chia thành các lớp theo từng cấp bậc để biết được học ở lớp phù hợp với trình độ của bản thân hay không.
  • Nếu nhập học thì trường có các bài giảng về các môn học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, xã hội hay không.
  • Môi trường đào tạo xung quanh có tốt không.
  • Điều kiện sinh hoạt, ký túc xá có tốt hay không.
  • Có đầy đủ hướng dẫn nhập học, hướng dẫn sinh hoạt hay không.
  • Kết quả nhập học có xuất sắc không.
  • Số lượng giáo viên có đủ so với số học sinh hay không.
  • Mức học phí có phù hợp với số tiết học, số giáo viên và cơ sở vật chất của trường không.
  • Trong khi du học, đi học thì chứng nhận cư trú như thế nào.
  • Thời gian học là cả ngày hay nửa ngày.
  • Kiểm tra tỷ lệ học sinh nước ngoài một cách cẩn thận.

du-hoc-sinh-nhat-ban-hoc-tap

Câu 3: Nên đi du học tự túc hay đi du học theo trung tâm du học để nhận những chính sách học bổng?

Du học theo hình thức nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên theo phần chung đánh giá của các bạn du học sinh thì được đi du học theo chính sách học bổng, diện hỗ trợ sẽ tốt hơn du học tự túc. Tự đi du học sẽ có chi phí cao hơn. Du học sinh tự túc sẽ phải tự hoàn thiện các thủ tục xuất cảnh, đăng ký nhập học khi chưa có kinh nghiệm dễ dẫn đến những sai sót và phát sinh nhiều chi phí hơn. Vì vậy, nên lựa chọn một trung tâm uy tín để đăng ký, bảo trợ làm thủ tục, tìm việc làm thêm và lo ăn nơi ăn chốn ở cho mình.

Du học sinh được đi du học theo chính sách học bổng được đồng hành bởi chính sách học bổng từ trung tâm du học hoặc trực tiếp hỗ trợ từ đơn vị cấp học bổng. Du học sinh theo học tại trung tâm vì luôn có những chính sách học bổng tốt nên dễ dàng có được việc làm và điều kiện sống tốt hơn. 

Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh và kinh nghiệm của mỗi bạn du học sinh mà việc lựa chọn du học theo hình thức nào cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Lưu ý với cả 2 trường hợp du có đi theo diện nào thì cũng nên có sự tìm hiểu kỹ và có lộ trình rõ ràng cho bản thân trước khi đặt chân đến đất nước du học.

Câu 4: Ở trường ngôn ngữ thì có chế độ giới thiệu các trường đại học hay các trường dạy nghề không?

Đương nhiên có. Có hai chế độ giới thiệu nhập học. Thứ nhất là chế độ dành cho tất cả mọi người chỉ cần đáp ứng được tất cả điều kiện giới thiệu. Thứ hai là chế độ mà chỉ dành cho những học viên đặc biệt được giới thiệu vào những trường có quan hệ liên kết với trường dạy ngôn ngữ.

Câu 5: Cuộc sống ở Nhật Bản sẽ như thế nào với du học sinh?

Với cuộc sống mới tại một đất nước xa xôi, du học sinh phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng để đối mặt với những điều khác biệt về văn hóa, phong cách sống và môi trường học tập mới. Vì vậy, để có thể vừa tận hưởng được cuộc sống ở Nhật Bản lại vừa có thể đạt được nhiều thành quả hơn ở mọi lĩnh vực, việc nắm vững được những thông tin cần thiết về đất nước Nhật Bản là điều không thể thiếu trước khi du học Nhật Bản.

du-hoc-sinh-nhat-ban-di-du-hoc-nhat-co-tot-khong

Câu 6: Thủ tục xét visa du học Nhật Bản cần những gì?

Nhật Bản là quốc gia có mối quan hệ đối tác về kinh tế, chính trị và văn hóa giáo dục rất tốt với Việt Nam. Người Việt Nam luôn được ưu tiên hỗ trợ tối đa các thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Mặc dù vậy, để có thể là du học Nhật Bản, công dân Việt Nam cần tuyệt đối tuân thủ đúng các quy định xin cấp visa của Đại sứ quán Nhật. Khi đó, việc cấp visa Nhật Bản sẽ rất đơn giản.

  • Hộ chiếu
  • Đơn xin visa
  • Ảnh 4,5cmx4,5cm
  • Giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú tại Nhật
  • Thư mời nhập học của trường bên Nhật
  • Lệ phí xét visa

xin-visa-di-du-hoc-nhat-ban

Câu 7: Vì sao trượt visa du học Nhật Bản?

Một bộ hồ sơ du học Nhật Bản của học sinh gồm nhất nhiều giấy tờ và thủ tục. Với cơ chế tuyển sinh “mở cửa” của Nhật Bản như hiện nay, một “chiếc vé” đi du học Nhật Bản không phải là khó, nếu bạn chuẩn bị được một bộ hồ sơ hoàn hảo, và hiểu biết thấu đáo những lỗi mà bạn có thể mắc phải khi chuẩn bị hồ sơ du học. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các bạn bị trượt visa khi làm thủ tục. Với kinh nghiệm làm hồ sơ du học, chúng tôi tổng kết một vài lý do khiến bạn bị trượt như sau:

Lý do du học không hợp lý:

Bạn cần phải có một lý do du học đủ thuyết phục đối với Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản bao gồm nêu rõ ước mơ du học, định hướng tương lai, quá trình học tập và người bảo lãnh.

Không khai báo lý lịch của học sinh một cách chính xác, hoặc khai không trùng khớp, nhầm lẫn thông tin:

a) Học vấn và quá trình làm việc không nhất quán.

b) Không khai báo quá trình làm việc.

c) Không khai báo quá trình nhập cảnh.

d) Có thời gian trống trong thời gian học tập mà không nêu ra lý do hợp lý.

e) Nhầm lẫn họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh giữa các giấy tờ.

Hồ sơ của học sinh không đáng tin cậy:

a) Bằng cấp bị tẩy xóa.

b) Thiếu bằng cấp.

c) Bằng cấp chưa được chứng thực.

d) Thiếu dấu công chứng.

Không chứng minh được tư cách lưu trú một cách rõ ràng: nhập học, hay du học Nhật Bản…

Không chứng minh được tài chính đầy đủ.

a) Không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính một cách rõ ràng.

b) Về tổng thu nhập của người bảo trợ tài chính, không chứng minh được khả năng chi trả tài chính.

c) Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả tài chính không đầy đủ.

Không chứng minh được khả năng tiếng Nhật của mình

a) Khi được nhà trường phỏng vấn bằng tiếng Nhật, học sinh đã không trả lời được.

b) Không dự đủ 250 tiết học tiếng Nhật.

c) Chưa có chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc các chứng chỉ trình độ tương đương…

Xem thêm phần 2 tại đây

_______________

DU HỌC TÍN PHÁT
Chia sẻ:
Icon Support Icon Zalo Icon Phone
Verified by MonsterInsights
Yêu cầu tư vấn
https://789bethv.com/ https://789bet.house/