Nhật Bản – đất nước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là văn hóa Nhật – một trong những giá trị truyền thống được lan rộng không chỉ trong nước mà cả cộng đồng nước ngoài. Do quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản khiến đất nước mặt trời mọc không còn đón tết âm như các nước châu Á mà chỉ đón tết dương. Tuy nhiên, tết truyền thống Nhật Bản vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng. Dưới đây là những nét đặc trưng về Tết cổ truyền Nhật Bản – Oshougatsu có thể bạn chưa biết.
Tại sao Tết cổ truyền Nhật Bản gọi là Oshougatsu?
Tết cổ truyền Nhật Bản tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” được bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama – vị thần tượng trung cho sức khỏe, măn mắn và phát đạt. Ngoài ra, tại Nhật Bản tháng Giêng được gọi là “Oshougatsu” có nghĩa là “Chính nguyệt”. Trước khi hội Nhập với văn hóa phương Tây, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Sau khi hội nhập, Nhật Bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của năm mới, ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch – một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong năm của người Nhật. Vào ngày này, mọi người trong gia đình tụ họp, cùng nhau cầu chúc đón mừng năm mới.
Oshougatsu diễn ra từ ngày 1/1 đến ngày 3/1 hàng năm. Vào ngày đầu năm mới – ngày 1/1, người Nhật thường đi xem mặt trời mọc với quan niệm đây là việc làm tốt để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Không chỉ xem mặt trời mọc vào ngày đầu năm mới, Tết cổ truyền Nhật Bản còn những nét đặc trưng khác với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống.
Nét đặc trưng Tết cổ truyền Nhật Bản
Vào ngày Tết, người Nhật có những phong tục riêng để chào đón năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều may mắn. Sau đây là một số phong tục ngày tết của người Nhật:
- Treo Shimenawa trước cửa nhà
Vào ngày tết, người Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật Bản quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Ngoài ra, những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô hay các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí. Những vật này tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới. Không chỉ vậy, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.
Bên cạnh đó, tại các khung cửa của một số gia đình Nhật được trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng với ý nghĩa riêng. Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.
- Thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Cũng như các nước châu Á, năm mới là dịp kính nhớ ông bà, tổ tiên, và các vị thần. Vào ngày này, người Nhật sẽ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ. Việc thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa nhắn nhủ niềm tin người sống cũng như người đã khuất đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Đây là một trong những phong tục vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ. thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.
- Lì xì đầu năm mới
Giống như ở Việt Nam, vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi được gọi là Otoshidama với hy vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.
Ngoài ra, người Nhật thường có truyền thống viết bưu thiếp trong dịp Tết. Điều này gần giống với văn hóa phương Tây khi người gửi bưu thiếp sẽ viết những lời chúc tốt đẹp nhất, thể hiện những tình cảm chân thành nhất đến người mình yêu thương. Phong tục này thể hiện văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản.
- Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni
Nhật Bản có truyền thuyết cổ rằng vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon sẽ xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Vì vậy, vào ngày mùng 1 tết, người Nhật sẽ ăn Ozoni với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần.
- Đi chùa đầu năm mới
Đi chùa đầu năm đã trở thành phong tục không thể thiếu của người Nhật vào đầu năm mới. Mọi người đến các đền, chùa với mong muốn cầu mong hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Khi đến đây, mọi người thường mua bùa và rút quẻ, lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.
Không giống ở Việt Nam, người Nhật thường ít đến nhà người thân, bạn bè vào dịp đầu năm mới. Người dân đất nước hoa anh đào quan niệm rằng Oshougatsu là Tết sum vầy, đoàn viên nên thường những người trong gia đình sum vầy đón tết.
Bài viết trên tổng hợp một số phong tục tập quán của người Nhật vào ngày Tết cổ truyền. Mong bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nét đặc trưng trong văn hóa đón Tết cổ truyền Nhật Bản Oshougatsu của người Nhật.
Đọc thêm:
- Cách thăm nhà người Nhật, mở rộng mối quan hệ
- Kinh nghiệm du học Nhật Bản tổng quan nhất
- Tư vấn du học Nhật Bản 2022 trọn gói
________________
DU HỌC TÍN PHÁT
Hotline: 0879 001 118
Fanpage: facebook.com/DUHOCTINPHAT
Youtube: youtube.com/c/TinPhatGroup