Văn hóa giao thông người Nhật rất tốt, được thế giới thán phục. Thủ đo Tokyo là thành phố đông dân lớn thứ 2 thế giới với 30 triệu dân nhưng ở đây tỉ kệ kẹt xe, tỉ lệ tai nạn giao thông lại rất thấp. Vậy văn hóa giao thông Nhật Bản có gì đặc biệt? Mà thành phố “đất chật người đông” này hiện tượng kẹt xe cũng rất ít.
Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông chủ yếu là tàu điện, xe bus, taxi, xe đạp. Đây là những phương tiện giao thông nội thành và có giá thành tương đối rẻ. Để đi đến các thành phố khác có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), máy bay, tàu thuyền.
Văn hoá tàu điện
Tàu điện là phương tiện phổ biến tại xứ sở hoa anh đào. Phải công nhận một điều, các tàu điện tại Nhật Bản luôn luôn đúng giờ; sai lệch chỉ khoảng 7 giây trên 1 năm. Mỗi tàu điện tới trễ vì sự cố, hành khách sẽ lập tức nhận được thông báo: “Chúng tôi thành thật xin lỗi…”. Nhưng tỉ lệ này cực kỳ hiếm.
Tàu điện ở Nhật Bản luôn dừng đúng vị trí khách chờ không có xê xịch chút nào, cứ vậy hành khách bước vào toa cần đến chứ không phải chạy tìm kiếm cửa lên tàu. Được biết, lái tàu phải học và luyện rất kỹ việc dừng tàu này, nếu người nào điều khiển tàu đỗ không đúng vị trí thì phải báo cáo và bị trừ điểm, còn không báo cáo thì bị xử lý nặng.
Trong khi đợi tàu đến, người Nhật luôn xếp hàng dài ngay ngắn và nép hai bên để nhường lối đi cho người xuống tàu. Họ không bao giờ chen lấn hay khó chịu mỗi khi đi tàu vào giờ cao điểm. Phần lớn mọi người tranh thủ chợp mắt, không ai ăn uống hay trò chuyện và chỉ gửi tin nhắn thay vì gọi điện thoại.
Văn hóa xe bus cũng giống như tàu điện ngầm. Nó thể hiện sự văn minh, lịch sử mang lại một cảm giác an toàn và tôn trọng sự tự do của người khác.
Văn hoá lái xe
Khác với Việt Nam, người lái xe luôn đi bên phải thì tại Nhật Bản, mọi phương tiện đều di chuyển bên trái. Và ô tô của Nhật, ghế ngồi của tài xế được thiết kế bên phải để phù hợp. Người Nhật tuân thủ chặt chẽ các tín hiệu giao thông, do đó hầu như trên đường phố không có một bóng anh cảnh sát giao thông.
Ở Nhật, bạn sẽ không thấy nhiều cảnh kẹt xe bởi vì người Nhật không bao giờ chạy nhanh vượt ẩu; không lạn lách chen lấn “điền vào chỗ trống”… Còi xe tại Nhật cũng hầu như không có, chỉ trường hợp nguy hiểm có va chạm với xe khác họ mới bít còi.
Đối với người đi bộ có lối đi riêng và luôn được ưu tiên nhiều nhất. Người đi bộ thường đi bên phải đường, nếu có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè. Các lái xe thường nhường lối và đảm bảo rằng mọi người đều lên lề an toàn thì mới tiếp tục di chuyển.
Xe đạp chỉ được sử dụng cho một người và di chuyển trong làn đường quy định, thường bên phải đường. Ban đêm hầu như không được phép đi xe đạp mà nếu bạn có đi thì phải bật đèn pha và đảm bảo an toàn.
Văn hóa thang cuốn
Văn hóa thang cuốn cũng là một nét đẹp trong văn hóa giao thông của người Nhật. Khi đi thang cuốn, mọi người đứng trên thang cuốn, và xếp hàng nhường nhau, không trò chuyện gây mất trật tự. Khi mua hàng, người Nhật cũng xếp hàng và nhường nhịn nhau.
Điều thú vị, tại Tokyo và các vùng lân cận, mọi người sẽ đứng xếp hàng và đi bên trái thang cuốn, bên phải nhường người bận rộn có việc gấp; còn tại Osaka và vùng Kansai thì hoàn toàn ngược lại. Mọi người đi bên phải thang cuốn.
Văn hóa giao thông Nhật Bản thật đáng ngưỡng mộ phải không các bạn? Việt Nam mình cần học hỏi rất nhiều từ nước bạn. Các bạn du học sinh cũng nên tìm hiểu thật kỹ tập quán giao thông để tránh những sai lầm bị phạt không đáng có nhé.