fbpx
Banner top

Những văn hóa phổ biến ở Nhật du học sinh cần biết giúp cuộc sống trở nên dễ dàng

15/03/2021 1074 lượt xem

Khi đi du học Nhật, các du học sinh thường gặp nhiều áp lực về chuyện học hành, chi phí du học, những bỡ ngỡ khi tiếp xúc với với một nền văn hóa mới, nếu chuẩn bị đến đất nước Nhật Bản hãy tham khảo, tìm hiểu kỹ những văn hóa phổ biến ở Nhật dưới đây giúp cuộc sống du học trở nên dễ dàng nhé!

1. Văn hóa “Rất hân hạnh được làm quen”

Nếu đã từng có dịp gặp gỡ hoặc làm việc với người Nhật, bạn sẽ thấy họ thường cúi mình và nói YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU (よろしく おねがい します). Câu này không chỉ dùng khi tự giới thiệu bản thân, mà dùng cả khi nhờ ai đó giúp đỡ. Đôi khi cũng thấy YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU xuất hiện ở cuối thư. Có thể bạn băn khoăn không hiểu người viết thư muốn nhờ mình điều gì. Thật ra, câu này không nói tới việc gì cụ thể, mà có ý nói đến tổng thể nội dung truyền đạt trong thư. Đây có lẽ là một trong những cách diễn đạt điển hình của Nhật Bản. Và nếu ai đó nói với bạn YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU, thì bạn có biết mình nên đáp lại thế nào không? Bạn chỉ cần nhắc lại câu đó: YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU.

2. Văn hóa học “Cách từ chối”

Người Nhật rất coi trọng chữ “Hòa” trong các mối quan hệ. Họ không muốn các mối quan hệ bị rạn nứt do từ chối thẳng quá.
Ví dụ, khi được mời một món ăn không thích lắm, trước hết nên nói ARIGATÔ GOZAIMASU (ありがと ございます), có nghĩa là “Xin cảm ơn” để cảm ơn người mời. Khi muốn từ chối lời mời hay gợi ý nào đó, có thể nói CHOTTO (ちょっと) với hàm ý từ chối. CHOTTO là một từ rất hữu ích, có thể dùng cả khi bạn muốn gọi ai, hay khi muốn từ chối một điều gì đó.
Trong công việc, người Nhật cũng dùng nhiều cách nói vòng, nói tránh. Có một câu điển hình mà người Nhật thường dùng khi muốn từ chối một giao dịch với khách hàng, đó là câu KENTÔ SHITEMIMASU. Tuy KENTÔ SHITEMIMASU (してみます) có nghĩa là “Sẽ cân nhắc, sẽ xem xét”, nhưng đừng mừng vội, vì thực ra, câu này hàm ý là “Xin đừng kỳ vọng sẽ có câu trả lời tốt đẹp.”

3. Hiểu “Ý thức của người Nhật về mặt thời gian”

Nhiều người nước ngoài tới thăm Nhật bản thường ngạc nhiên khi thấy tàu điện chạy rất đúng giờ. Đa số người Nhật rất thích làm việc đúng giờ giấc. Theo kết quả khảo sát ý kiến của một hãng sản xuất đồng hồ tầm cỡ, trả lời câu hỏi: “Khi đi làm bằng tàu điện, tàu đến chậm mấy phút thì anh/chị thấy sốt ruột?”, cứ 2 người thì có 1 người cho biết: “Trong vòng 5 phút mà tàu không đến là thấy sốt ruột rồi”.
Người Nhật coi việc đến trước giờ hẹn 5 phút là một quy tắc trong giao tiếp. Bạn sẽ thường xuyên thấy người khác nói rằng, họ có mặt ở địa điểm đúng giờ, nhưng hóa ra lại là người đến sau cùng. Đặc biệt, khi hẹn làm việc, đến muộn rất dễ bị mất lòng tin nên khi thấy có thể bị muộn giờ thì nên gọi điện thông báo, vì chỉ muộn 5 phút là rất nhiều người Nhật đã sốt ruột rồi.

4. Thích nghi với “Giờ làm việc ở công ty Nhật Bản”

 Giờ làm việc của nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu từ 9 giờ sáng, kết thúc lúc 5 giờ chiều, nhưng gần đây, ngày càng có nhiều nơi áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt, cho phép nhân viên ở mức độ nào đó có thể tự điều chỉnh giờ làm việc của mình. Mọi người rất thích chế độ giờ làm việc như thế, vì họ có thể tránh được giờ cao điểm và có thể làm việc phù hợp với nhịp sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người dù đã xong phần việc của mình vẫn ngại không muốn về vì thấy đồng nghiệp và cấp trên đang làm việc ngoài giờ. Chính lúc này, người Nhật rất hay dùng một câu để biểu lộ sự quan tâm đến đồng nghiệp, đó là OSAKI NI SHITSUREI SHIMASU nghĩa là “Tôi xin phép về trước”.

5. Mọi người sở hữu “con dấu riêng”

Một trong những đặc điểm văn hóa của Nhật Bản khiến người nước ngoài ngạc nhiên là con dấu INKAN hoặc HANKO. Ở Nhật Bản, khi một người thực hiện các giao dịch quan trọng như mở tài khoản ngân hàng, hay ký hợp đồng nhà ở, không thể thiếu HANKO. Con dấu này được làm bằng gỗ, đá hoặc nhựa, có khắc họ của chủ nhân. Ở một số ngân hàng, chữ ký và con dấu có hiệu lực như nhau, nên có những nơi chỉ cần ký tên cũng có thể mở tài khoản được.
Con dấu còn được dùng cho nhiều công việc khác trong cuộc sống hàng ngày như xác nhận “đã nhận” thư bảo đảm và bưu phẩm. Những con dấu được làm sẵn, khắc những cái họ điển hình của người Nhật như SATÔ, SUZUKI và TAKAHASHI có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng. Tên người nước ngoài, hay những tên họ hiếm gặp cũng có thể đặt hàng và người ta sẽ làm cho bạn.

6. Ngôn ngữ cử chỉ

Ngôn ngữ cử chỉ không chỉ bổ trợ cho ngôn từ trong giao tiếp, đôi khi nó còn có sức truyền đạt cao hơn cả ngôn từ. Ở Nhật Bản, cũng giống như Việt Nam, khi gọi “Lại đây, lại đây!”, người ta úp lòng bàn tay xuống, hướng mũi tay ra phía trước và vẫy vài lần. Khi muốn khẳng định điều gì thì gật đầu, còn khi lắc đầu là tỏ ý muốn phủ định. Còn khi đưa ngón tay trỏ chỉ vào mũi mình có nghĩa là “Tôi”.

Bây giờ là một câu hỏi, bạn có biết nếu một người chĩa 2 ngón tay trỏ dựng lên trên đầu là có ý gì không? Câu trả lời là, người đó muốn nói “Tôi đang bực mình đây!” hoặc ám chỉ ai đó đang bực mình. Hai ngón tay tượng trưng cho hai cái sừng quỷ đấy các bạn ạ!

7. Văn hóa sử dụng thang máy

Có một số quy ước xử sự khi đi thang máy ở nơi làm việc. Trước hết, khi đợi thang máy, bạn nên đứng ở hai bên cửa thang để không cản trở những người từ trong thang máy ra. Khi vào trong, nếu đi cùng với khách hoặc cùng với cấp trên, nên đứng ở chỗ thuận tiện để chủ động điều khiển thang. Trong thang máy, nếu có người lạ nên tạm dừng nói chuyện, để tránh làm lộ thông tin.
Thực ra, việc giữ im lặng trong thang máy không chỉ giới hạn ở nơi làm việc. Ở các khu mua sắm hay khách sạn cũng vậy, khi ở trong thang máy, về cơ bản nên hạn chế nói chuyện. Đó cũng là phép lịch sự đối với những người đi cùng thang máy với bạn.

8. Chia đều hóa đơn thanh toán

Ở Nhật Bản, khi ăn uống cùng bạn bè, người ta thường thanh toán tiền kiểu WARIKAN, nghĩa là chia đều hóa đơn thanh toán. Khi bạn đi với người lớn tuổi hơn, có khi họ sẽ trả hết hoặc trả nhiều hơn bạn. Trong trường hợp đó, bạn nên bày tỏ sự cảm ơn bằng câu: GOCHISÔ SAMA DESHITA (ごちそう さま でした), nghĩa là”xin cảm ơn về bữa ăn”. Khi bạn trả tiền cả phần của người khác thì nói: OGORU (おごる) hoặc GO-CHISÔ SURU する.
Thế còn khi đi ăn cùng với bạn trai hay bạn gái thì thế nào? Trước đây, người ta vẫn cho nam giới là người phải trả tiền, nhưng ngày nay, phụ nữ tham gia vào xã hội ngày càng tích cực hơn, WARIKAN “chia đều hóa đơn thanh toán” dường như cũng trở nên phổ biến hơn.

9. Món ăn yêu thích của người Nhật

Nói đến món ăn người Nhật thích nhất, chắc chắn đó là sushi. Theo kết quả khảo sát của đài NHK năm 2007, 73% số người trả lời nói rằng “tôi thích sushi”. Con số này đứng đầu danh sách. Vị trí thứ hai là món cá sống sashimi. Món cá nướng đứng thứ 5. Kết quả này cho thấy người Nhật rất thích ăn cá. Trong danh sách 10 món được ưa chuộng nhất, có 2 món của nước ngoài được chế biến cho hợp với khẩu vị của người Nhật. Đó là món ramen và món càri. Ramen là mì nước của Trung Quốc. Cà ri là món có nguồn gốc Ấn Độ.

10. Giao tiếp với hàng xóm

Mỗi nước đều có những phong tục tập quán khác nhau. Một tỉnh ngày càng có nhiều dân là người nước ngoài đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy số vụ rắc rối giữa người nước ngoài và dân địa phương liên quan đến tiếng ồn và vứt rác không đúng quy định đang gia tăng.
Về việc phân loại rác, mỗi vùng có quy định phân loại và lịch thu gom rác khác nhau và rắc rối thường xảy ra, ngay cả giữa người Nhật. Ở những nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống, một số chính quyền địa phương hướng dẫn phân loại rác bằng tiếng nước ngoài và tranh minh họa cỡ lớn.
Bạn đừng nghĩ “phân loại rác thật là ngại quá…” hay “chỉ có mỗi mình vứt thế này chắc là không có vấn đề gì…”. Bạn hãy cố gắng duy trì mối quan hệ hòa hợp với những người sống cùng khu phố bằng cách vứt rác đúng quy định!
Chỉ là vấn đề rác thôi, nhưng bạn đừng xem nhẹ, hãy chú ý hợp tác thực hiện cho tốt nhé!

11. Tinh thần “Phòng chống thảm họa thiên nhiên”

Khi xảy ra thảm họa lớn, có thể bạn sẽ không có đủ đồ dùng thiết yếu trong vài ngày. Để đề phòng, bạn nên chuẩn bị sẵn “túi đồ dùng khẩn cấp”, trong đó có nước, thức ăn, đèn pin, pin và thuốc men. Cũng nên có một chiếc đài xách tay để nghe tin tức mới nhất.

Khi xảy ra động đất, đồ đạc trong nhà có thể đổ xuống. Bạn nên đối phó bằng cách gia cố cho đồ đạc bám chắc vào tường. Trong trận Đại động đất Hanshin Awaji năm 1995, mái nhà sập và đồ đạc đè vào người là nguyên nhân chính gây tử vong. Khi những đồ đạc lớn trong nhà đổ xuống thì không chỉ gây thương vong, mà còn gây khó khăn cho việc sơ tán và cứu hộ. Nguyên tắc cơ bản của phòng chống thảm họa là phòng ngừa trước khi xảy ra các bạn nhé!

Để biết thêm thông tin về chương tình du học Nhật Bản và sở hữu các suất học bổng giá trị các em hãy gọi ngay tới hotline 0879 001 118 hoặc inbox trực tiếp vào Fanpage Du học Tín Phát để được tư vấn chi tiết nhé!

                                                                   Edit từ nguồn NHK

Chia sẻ:
Icon Support Icon Zalo Icon Phone
Verified by MonsterInsights
Yêu cầu tư vấn
https://789bethv.com/ https://789bet.house/