Bạn muốn đi du học Nhật Bản nhưng không biết nên chuẩn bị hồ sơ du học như thế nào? Các loại chi phí khi làm hồ sơ và hạn nộp hồ sơ du học ra sao? Hãy cùng Du học Tín Phát tìm hiểu các bước chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản 2023 nhé.
Có nên tự làm hồ sơ du học Nhật Bản?
Bạn có nên tự làm hồ sơ du học Nhật Bản hay không? Tự làm hồ sơ du học có những lợi ích gì và rủi ro gặp phải ra sao? Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Lợi ích của việc tự làm hồ sơ du học Nhật Bản
Lợi ích khi bạn tự làm hồ sơ du học đó là bạn chủ động trong mọi việc. Bạn chủ động trong quá trình chuẩn bị và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của mình. Ngoài ra, bạn có thể giữ lại hồ sơ gốc và không lo hồ sơ sẽ bị thất lạc. Đặc biệt, bạn có thể gửi hồ sơ đến nhiều trường cùng lúc, có nhiều sự lựa chọn.
Bên cạnh đó, khi bạn tự làm hồ sơ du học bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí xử lý hồ sơ khi không cần phải thông qua các trung tâm tư vấn.
Những rủi ro có thể gặp khi tự làm hồ sơ du học Nhật Bản
Bên cạnh những lợi ích việc tự làm hồ sơ du học, nó cũng có những rủi ro mà bạn cần phải xem xét. Bạn chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ du học nên dễ để xảy ra sai sót trong quá trình chuẩn bị. Cũng như bạn sẽ mất thời gian trong việc tìm hiểu hồ sơ cần những giấy tờ gì và chuẩn bị chúng.
Ngoài ra, nếu năng lực ngoại ngữ của bạn chưa tốt bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình trao đổi. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn với đại sứ quán. Bên cạnh đó, bạn sẽ khó khăn trong việc chứng minh tài chính khi không có ai hỗ trợ bạn.
Điều kiện tham gia du học Nhật Bản 2023
Bạn muốn chuẩn bị hồ sơ du học nhưng liệu bạn đã đủ điều kiện để tham gia du học tại Nhật Bản hay chưa? Sau đâu là những điều kiện tham gia du học Nhật Bản các bạn phải nắm rõ:
- Bạn đã tốt nghiệp chương trình THPT
- Điểm trung bình THPT trên 6.5, số buổi nghỉ học không quá 10 buổi và có hạnh kiểm từ khá trở lên.
- Bạn phải đạt trình độ tiếng Nhật cơ bản tương đương chứng chỉ N5 và N4 trước khi xuất cảnh.
- Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam và Nhật Bản.
- Người bảo lãnh của bạn phải có mức thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng tối thiểu theo quy định của trường học và phải gửi trước 6 tháng.
Bộ hồ sơ du học Nhật Bản 2023 gồm giấy tờ gì?
Khi du học Nhật Bản bạn cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Sơ bộ các loại giấy tờ cần chuẩn bị
- Các giấy tờ liên quan đến lý lịch bản thân
- Các giấy tờ liên quan đến bằng cấp, bảng điểm
- Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính
- Các giấy tờ giải trình khác
- Sơ yếu lý lịch
- Ảnh
- Chứng chỉ tiếng Nhật
- Dịch thuật
2. Chi tiết yêu cầu các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ du học Nhật Bản
Các giấy tờ liên quan đến lý lịch bản thân
Giấy khai sinh: bạn cần chuyển bị giấy khai sinh photo công chứng. Thời gian công chứng không được quá 6 tháng. Tùy vào lượng hồ sơ bạn muốn nộp, bạn tính toán photo công chứng cho cho phù hợp.
Chứng minh nhân dân: Bao gồm chứng minh nhân dân photo công chứng của bạn và người bảo lãnh.
Sổ hộ khẩu: Sổ hộ khẩu photo công chứng. Nếu bạn tự chuẩn bị hồ sơ du học, bạn cần kiểm tra lại thông tin trên sổ hộ khẩu và trong chứng minh thư xem đã trùng khớp với nha hay chưa. Nếu có một dữ liệu chưa đúng, hồ sơ của bạn sẽ bị trả về.
Các giấy tờ bằng cấp, bảng điểm liên quan
Nếu bạn tốt nghiệp THPT, bạn cần nộp bằng tốt nghiệp và học bạ (nếu bạn mới tốt nghiệp chưa có bằng bạn phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời bản chính). Nếu bạn tốt nghiệp đại học, bạn cần nộp bằng tốt nghiệp, bảng điểm đại học. Tất cả các giấy tờ trên cần bản photo công chứng và bản gốc.
Xác nhận việc làm của bạn (nếu có)
Khi đăng ký du học bạn đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp đại học trên 6 tháng bạn phải làm 1 bản giải trình trong khoảng thời gian đó bạn làm gì. Nếu bạn đi làm thì cần 1 bản xác nhận công việc bạn đã làm trong khoảng thời gian đó và phải có chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan nơi bạn làm việc.
Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính
Để đảm bảo việc đi du học của bạn được suôn sẻ, Cục quản lý lưu trú nhập cảnh Nhật Bản sẽ yêu bạn phải nộp các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh bạn (bố hoặc mẹ bạn). Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính bạn cần chuẩn bị:
Thứ nhất, Điền mẫu cam kết tài chính. Mỗi trường bên Nhật sẽ có mẫu cam kết tài chính riêng. Vì vậy, khi tự làm hồ sơ du học Nhật Bản bạn phải lưu ý điều này. Người bảo lãnh tài chính sẽ trực tiếp điền vào mẫu này. Các thông tin viết đều bằng tiếng việt và không được tẩy xóa.
Thứ hai, Bản photo công chứng chứng minh nhân dân của người bảo lãnh.
Thứ ba, Giấy xác nhận số dư tài chính của người bảo lãnh tài chính. Các trường thường yêu cầu số dư tài khoản tiết kiệm của người bảo lãnh đủ để trả tiền học đại học của bạn tại Nhật. Số dư này phải có trong tài khoản ít nhất 6 tháng. Khi tự làm hồ sơ du học, bạn phải tham khảo học phí cũng như tính toán phí sinh hoạt tại khu vực bạn du học để có thể ước chừng khoản tiết kiệm cần thiết để được sự chấp nhận của nhà trường.
Thứ 4, Giấy xác nhận công việc của người bảo lãnh. Nhiều trường muốn đảm bảo số dư trong tài khoản của người bảo lãnh là thật, không phải số ảo nên yêu cầu bạn phải cung cấp giấy tờ này. Bạn lưu ý giấy tờ này phải được công chứng bởi chính quyền địa phương nhé!
Các giấy tờ giải trình khác
Nếu thông tin của bạn, bố mẹ bạn trong hồ sơ không khớp nhau. Các giấy tờ như bằng cấp, học bạ, bằng điểm, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu có thông tin sai lệch. Bạn phải xin đính chính lại thông tin sai lệch đó hoặc là làm bản giải trình giải thích cho lý do vì sao lại có sự sai lệch đó và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, khi tư làm hồ sơ du học bạn phải thật chú ý từng chi tiết và phải xem xét thật kỹ trước khi nộp hồ sơ.
Sơ yếu lý lịch là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu
Tự làm hồ sơ bạn sẽ phải khai đầy đủ thông tin vào form của trường gửi cho bạn. Form sơ yếu lý lịch này có bản tiếng Anh và tiếng Nhật. Sơ yếu lý lịch này là một yếu tố quan trọng và không thế thiếu. Vì vậy, đây cũng là mối e ngại cho những bạn tự làm hồ sơ du học khi tiếng Nhật và tiếng Anh đều không giỏi.
Ảnh thẻ
Ảnh thẻ là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ du học của bạn. Bạn cần chuẩn bị ảnh 3×4 và 4×6 và được chụp trong vòng 6 tháng khi bạn nộp hồ sơ. Khi chụp ảnh thẻ bạn nên đọc rõ các yêu cầu của trường học và Cục quản lý xuất nhập khẩu để không mắc sai sót trong quá trình làm hồ sơ.
Chứng chỉ tiếng Nhật
Các trường Nhật ngữ yêu cầu khi nộp hồ sơ bạn phải có chứng chỉ tiếng Nhật N5 trở lên. Nếu thời điểm bạn nộp hồ sơ vẫn chưa được cấp chứng chỉ thì bạn có thể nộp bản photo giấy báo dự thi còn chứng chỉ sẽ bổ sung sau. Các bạn lưu ý điều này nhé
Dịch thuật
Đây là yếu tố cuối cùng bạn phải làm khi bạn làm hồ sơ du học. Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn phải công chứng dịch thuật hồ sơ du học sang tiếng Nhật. Nếu bạn chỉ đang đạt trình độ N4, N5 thì không thể dịch thuật được hồ sơ sang tiếng Nhật được. Vì vậy, bạn nên thuê dịch vụ hoặc ủy thác hồ sơ cho công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín.
Các loại chi phí khi tư làm hồ sơ du học Nhật Bản
Khi tự làm hồ sơ du học bạn phải chuẩn bị các loại chi phí sau:
- Chi phí chứng minh tài chính du học Nhật Bản
- Chi phí dịch thuật sang tiếng Nhật
- Chi phí để đi xin các giấy tờ như: tiền xăng xe, tiền điện thoại, chi phí đi lại, chi phí công chứng,…
- Chi phí in ấn các loại giấy tờ,…
Và các chi phí phát sinh khác.
Hạn nộp hồ sơ du học Nhật Bản
Nhiều bạn làm hồ sơ nhưng không biết hạn nộp hồ sơ là khi nào dẫn đến trễ thời gian nhập học định trước. Vì vậy, khi làm hồ sơ du học bạn phải lưu ý hạn nộp hồ sơ để bay đúng dự kiến của mình nhé. Bạn có thể tham khảo thời gian hạn nộp hồ sơ sau để căn thời gian làm hồ sơ và lựa chọn thời nộp hồ sơ thích hợp nhé.
Ký tháng 1: Hạn nộp hồ sơ du học Nhật vào đầu tháng 7 cho đến kết thúc tháng 8 của năm trước đó.
Kỳ tháng 4: Hạn nộp hồ sơ du học Nhật vào đầu tháng 9 cho đến kết thúc tháng 10 của năm trước đó.
Kỳ tháng 7: Hạn nộp hồ sơ du học Nhật vào đầu tháng 1 cho đến kết thúc tháng 2.
Kỳ tháng 10: Hạn nộp hồ sơ du học Nhật vào đầu tháng 3 cho đến kết thúc tháng 4.
Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản
Bạn mới lần đầu làm hồ sơ du học, chưa có kinh nghiệm nên sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản, bạn cần phải chú:
Thứ nhất, tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi làm hồ sơ. Bạn phải tìm hiểu mình cần chuẩn bị những giấy tờ nào trong hồ sơ, những lưu ý về những giấy tờ đó. Tránh để thiếu sót giấy tờ khi nộp hồ sơ.
Thứ hai, kiểm tra lại hồ sơ trước và sau khi gửi sang trường. Bước này rất cần thiết. Bạn nên kiểm tra đi tra lại xem giấy tờ đã khớp chưa, có thiếu giấy tờ nào không. Để tránh bạn bị trả lại hồ sơ và phải làm giấy giải trình. Sau khi gửi sang trường, bạn cần liên hệ với bên chuyển phát xem hồ sơ đã được gửi tới trường chưa và xác nhận xem trường đã nhận được hồ sơ của bạn chưa. Tránh để hồ sơ thất lạc, lỡ thời gian nộp lên cục.
Thứ ba, luôn sẵn sàng trả lời điện thoại bất cứ lúc nào. Trường học sẽ gọi cho bạn thông báo bạn đã nhận được hồ sơ hoặc hồ sơ của bạn còn thiếu giấy tờ nào đó. Vì vậy, khi nộp xong hồ sơ, bạn nên đợi xác nhận của nhà trường và chờ điện thoại nhé.
Thứ tư, đừng dại làm giấy tờ hồ sơ giả để du học Nhật Bản. Vì Cục quản lý xuất nhập khẩu sẽ xem xét giấy tờ của bạn. Nếu phát hiện ra giấy tờ hồ sơ của bạn làm giả bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và phải chịu mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, tùy vào bạn làm giả giấy tờ nào sẽ có những mức phạt khác.
Trên đây là các thông tin về hồ sơ du học Nhật Bản. Mong qua bài viết, bạn sẽ có những lưu ý khi làm hồ sơ du học cho mình. Du học Tín Phát luôn đồng hành cùng các bạn du học sinh Nhật Bản. Hãy liên hệ Du học Tín Phát hoặc hotline 0879 001 118 để biết thêm các thông tin hữu ích về du học Nhật Bản.
Đọc thêm:
- Kinh nghiệm du học Nhật Bản tổng quan nhất
- 9 Bước quan trọng cho lộ trình du học Nhật Bản hiệu quả nhất
- Du học Nhật Bản vừa học vừa làm
________________
DU HỌC TÍN PHÁT
- Hotline: 0879 001 11
- Fanpage: facebook.com/DUHOCTINPHAT
- Youtube: youtube.com/c/TinPhatGroup