Du học là một hành trình dài đầy thú vị, để chuẩn bị thật tốt cho cuộc hành trình đó trước ngày khởi hành các bạn du học sinh đã biết chuẩn bị gì chưa? Quên gì thì quên nhưng trước khi xuất cảnh DHS nhất định phải nhớ 11 thứ quan trọng dưới đây!
Tiền – Mang bao nhiêu tiền là đủ?
Tiền không thể thiếu nhưng các bạn Du học sinh mang bao nhiêu là đủ?
Với tiền Việt bạn nên đổi ra tiền Yên, bạn nên đổi cỡ 1 man đến 2 man là tiền 1000 yên để qua xuống sân bay lúc mua sắm hay đi xe bus, đi tàu dễ xử lý hơn. Để chu đáo hơn bạn nên đổi ra tiền Yên tại các ngân hàng trước đó hoặc muốn đổi thêm thì ngay tại sân bay cũng sẽ có quầy đổi ngoại tệ. Bên cạnh đó bạn nên mang theo khoảng 20 triệu tiền Việt nam quy ra tiền Nhật khoảng 10 man là số tiền hợp lý nhé tuỳ điều kiện từng gia đình.
Các vật dụng cá nhân – Nên mang theo những gì?
Với du học sinh mới đặt chân tới Nhật Bản chưa đi siêu thị mua sắm đồ đạc thì việc mua sắm đồ cá nhân là rất cần thiết. Các vật dụng vệ sinh bao gồm: kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, xà bông… Bạn nên chuẩn bị vừa đủ và mang theo trong hành lý nhé.
Máy tính và đồ điện tử
Chỉ nên mang theo laptop cá nhân nhỏ gọn, còn lại các đồ điện tử khác bạn nên để qua Nhật mua bởi giá cả cũng không quá đắt. Hành lý nên mang theo đủ và gọn nhất thôi.
Thuốc men – Đồ rất dễ bị bỏ quên, các bạn nên lưu ý nhé
Thay đổi môi trường sống, di chuyển nhiều và đôi khi tâm lý bị ảnh hưởng rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là tình trạng chung, vậy nên bạn cần trang bị thêm thuốc men để bảo vệ sức khỏe nhé. Bạn nhớ mang theo vài vỉ thuốc cảm cúm, hạ sốt, đau bụng đi ngoài… đừng quên nhưng mang vừa phải thôi nhé.
Quần, áo, giày, dép
Ngoài giày/dép mang trực tiếp bạn chỉ nên mang 1 đôi giày thể thao/giày tây là vừa đủ. Với thời trang cập nhật liên tục bạn nên để sang Nhật rồi mua sắm thêm với giá cả cũng rất hợp lý.
Ngoài ra nên mang theo một bộ áo vest đối với các bạn nam còn bạn nữ thì 1 bộ áo dài. Trang phục này tưởng không cần nhưng cần cái này rất cần. Trong các buổi lễ như khai giảng, kết thúc năm học… hầu hết nhà trường đều quy định mặc áo vest màu đen hoặc có thể mang trang phục dân tộc (áo dài). Vậy để tiết kiệm hơn bạn mua mang đi hay có thể mặc ngay trong ngày xuất cảnh.
Áo ấm – Đừng quên nhé. Nếu nhập học vào mùa đông bạn nhất định không được thiếu áo ấm nhé. Thời tiết ở Nhật có mùa sẽ khá lạnh, khô, nhưng không rét buốt, bạn cần chuẩn bị thêm khăn quàng cổ, gang tay và áo ấm. Tuy nhiên vẫn chỉ mang vừa đủ để vào thời gian lại mua thêm đồ mùa đông, đồ bên Nhật không quá đắt & nhiều mẫu mã, chất lượng cũng rất tốt nên bạn có thể mua được.
Thức ăn – Nên mang theo những gì?
Đối với DHS của Tín Phát, tuần đầu tiên qua Nhật các bạn được thầy cô mua đồ ăn, thực phẩm đủ để sử dụng trong vòng một tuần, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm… và làm quen với thiết bị bếp núc ở thời gian đầu. Lưu ý nếu mang theo thực phẩm các bạn tránh mang theo quá nhiều nhé!
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm như: các loại quả, rau củ, đồ tươi sống, thịt và cá sản phẩm chế biến từ thịt cá và những thực phẩm không có nhãn mác và ở trạng thái lỏng sẽ không được mang vào. Nếu vi phạm có khả năng bạn sẽ bị phạt rất nặng. Ngay kể cả ruốc, nếu bị bắt thì vẫn coi là hàng cấm nhập cảnh vào Nhật.
Ảnh thẻ
Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều và người ta đòi ảnh (hình). Nên hãy mang theo 10 tấm cỡ 3-4 và 10 tấm 4-6. Tất nhiên qua Nhật đi chụp cũng được nhưng nếu có thì mang theo sẽ đỡ rắc rối hơn.
Con dấu
Phần này khuyến khích các bạn làm trước tại Việt Nam, bởi khi làm ở Việt Nam sẽ rẻ hơn. Đây là con dấu mang trên mình tiếng Nhật (chữ katakana).
Quà cáp
Đây là vấn đề nan giải nhiều người phân vân. Nhưng thật ra thì chẳng có gì phải lo cả. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì nhưng lưu ý có lẽ cái gì Việt Nam 1 chút xíu (Ví dụ như chùm dây đeo chìa khóa, gói kẹo dừa…) vừa gọn nhẹ mà có thể dùng làm quà nước mình cho các bạn cùng lớp, cùng làm vừa là làm quen vừa là thể hiện sự tôn trọng với họ…
Những điều nên chú ý khi đi du học Nhật Bản
1. Vali và túi xách
Qua Nhật phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị vali và túi xách thật chắc chắn kẻo lại bị đứt dây gãy chân giữa đường thì sẽ cười ra nước mắt. Và khi cho hành lý vào vali cũng không nên nhồi nhét quá căng vì nếu quá bị mở ra kiểm tra và sau đó không đóng lại được nữa thì hơi rắc rối.
2. Hành lý xách tay và hành lý gửi
Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay. Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.
Hành lý gửi được 20 – 46kg tùy hãng bay (nên chia 2 kiện đều nhau) và hành lý xách tay được tối đa 7kg
– Hãy mang theo 1 cây viết và ghi luôn các thông tin sau:
+ Số hộ chiếu
+ Địa chỉ nơi đến (Trường học, công ty)
+ Địa chỉ nơi làm việc…
Những giấy tờ cần xuất trình khi nhập cảnh
Với 03 loại giấy tờ dưới đây các bạn tuyệt đối phải để trong hành lý xách tay, không được quên nhé
- Giấy Phép nhập học (sau khi nhân viên kiểm tra sẽ trả lại cho các bạn).
- Giấy chứng nhận lưu trú..
- Giấy đăng ký tư cách hoạt động làm thêm (giấy này nhà trường sẽ gửi cho các bạn, các bạn chỉ cần mang theo là được. Có chứng nhận này, các bạn sẽ được phép làm thêm bên cạnh việc đi học tại trường).
Bên cạnh đó ở tuần đầu tiên khi nhập cảnh tại Nhật Bản các bạn DHS Tín Phát sẽ được thầy cô hỗ trợ làm các thủ tục cần thiết để bắt đầu cuộc sống mới như: mua sim, thẻ điện thoại, làm giấy tờ: ngân hàng, thẻ ATM, thẻ tàu, xe… Hòa nhập với môi trường mới ở một đất nước xa lạ các bạn DHS sẽ an tâm hơn, tự tin hơn khi có sự đồng hành của Tín Phát từ những bước chân đầu tiên.
Bắt đầu cuộc sống mới tại Nhật Bản, các bạn DHS luôn được thầy cô Tín Phát đồng hành, hỗ trợ trong quá trình sinh sống và học tập tại Nhật Bản. Đây là ưu thế và cũng là quyền lợi đặc biệt của các bạn khi lựa chọn Tín Phát. Ngay từ quá trình định hướng lựa chọn các trường Cao đẳng, Đại học phù hợp, tới việc tìm kiếm các công việc làm thêm, các bạn cũng được thầy cô trực tiếp dẫn đi xin việc; Sắp xếp ký túc và hỗ trợ tìm nơi ở mới, chuyển nhà nếu học sinh có nhu cầu liên hệ; Sau khi hoàn thành chương trình học DHS sẽ được Tín Phát hỗ trợ và việc làm sau tốt nghiệp, gia hạn visa, bảo trợ người thân sang sinh sống…
Hỗ trợ và đồng hành trong suốt quá trình học tập, khi đau ốm có thầy cô động viên, thăm hỏi tiếp động lực. Hàng năm DHS Tín Phát còn được tham gia giao lưu tại nhiều hoạt động thể thao văn hóa khi gia nhập cộng đồng FAVIJA – Hiệp hội giao lưu Văn hóa Thể thao Việt Nam Nhật Bản. Với những sự đồng hành đó từ Tín Phát các bạn DHS có thể an tâm khi trao gửi ước mơ du học.
Cuối cùng bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho hành trình sắp tới nhé. Với những hướng dẫn chi tiết của Du học Tín Phát, đặc biệt là khi nghe thầy cô phổ biến trực tiếp các bạn Du học sinh cần tuân thủ đúng về hành lý của mình, để không gặp phải những sự cố không đáng có tại sân bay. Tất cả những món đồ không có trong quy định để chắc chắn hơn bạn nên hỏi qua thầy cô để được hướng dẫn chi tiết nhé.
Chúc các bạn thượng lộ bình an!
Đọc thêm: