fbpx
Banner top

Hành trang cần thiết đu du học Nhật Bản

13/05/2018 916 lượt xem

Du học Nhật Bản là nhiều lựa chọn của các bạn trẻ ngày nay để được tiếp xúc với một nền giáo dục chất lượng và một nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới này. Chọn xứ sở hoa anh đào bạn cần chuẩn bị những gì để cho hành trình của mình được thuận lợi. Hãy học hỏi những kinh nghiệm từ các anh chị đi trước nhé.
Trong những bật mí về kinh nghiệm du học Nhật Bản trước mình đã chia sẻ với các bạn về việc chọn trường, học tập, và các giờ học trên lớp tại Nhật. Hôm nay chúng mình sẽ cùng học hỏi về kinh nghiệm tìm việc làm thêm ở Nhật, kinh nghiệm xin học bổng và một số kinh nghiệm khi sống ở Nhật nhé.

Du học Nhật bản: kinh nghiệm tìm việc làm thêm
Đi làm thêm là việc cần thiết đối với phần lớn các học sinh đi du học tự túc bởi nó giúp bạn cân bằng tài chính và trang trải cho chi phí học tập và sinh hoạt tại đất nước này. Các bạn có thể tìm các công việc như phát báo, làm tại các tiệm ăn, nhà hàng Việt hoặc nhà hàng Nhật, công nhân tỏng nhà máy chế biến thực phẩm, rau củ quả,… với khả năng tiếng Nhật tốt bạn còn có thể làm phiên dịch, dạy tiếng Nhật cho người Việt mới sang hoặc day tiếng Việt cho người Nhật.
Tuy nhiên, làm thêm là tốt nhưng bạn không nên sa đà vào việc kiếm tiền mà bỏ quên việc học là chính của mình. Một số bạn mải mê làm việc hay làm những công việc nguy hiểm đã bị ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập, thậm chí bị trục xuất về nước.
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm này giúp các bạn không chỉ có thể chi trả sinh hoạt phí bên này mà còn giúp các bạn đi sâu, tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa, lối sống sinh hoạt của người Nhật.  Chính điều này thuận lợi rất lớn cho việc học tập và cơ hội làm việc vào các công ty lớn sau này tại Nhật khi bạn có một nền tảng kiến thức và sự am hiểu tốt.
Kinh nghiệm du học Nhật Bản: sống ở Nhật như thế nào
Các bạn đi du học có thể mua được bất cứ thứ gì bạn muốn tại các của hàng tiện lợi mở cửa phục vụ 24/24. Hơn nữa, các bạn có thể chọn ở kí túc xá của nhà trường hoặc trọ ở ngoài ở cùng các gia đình người Nhật.
Ở kí túc xá: bạn mất một khoản phí thuê trọ rẻ hơn với đầy đủ các tiện nghi như tivi, tủ lạnh, điều hòa, nóng lạnh, internet,… nhưng có khi bạn phải sống cùng những người khác và dùng chung một số phương tiện. Tuy vậy, bạn lại có cơ hội tiếp xúc với nhiều học viên đến từ các quốc gia khác trên thế giới từ đó có thể giao lưu, học hỏi và có cái nhìn đa chiều hơn về nền văn hóa khác.
Ở trọ nhà người Nhật bạn có cơ hội sống, sinh hoạt và tham gia các lễ tết và ứng xử trong cuộc sống của người Nhật nhiều hơn. Tuy vậy, bạn sẽ phải chịu một mức phí trọ cao hơn so với sống trọng kí túc xá.
Du học Nhật Bản khá thuận lợi vì bạn có thể đến bất kỳ thành phố với xe điện hay tàu điện ngầm. Để thuận lợi và linh hoạt hơn bạn có thể mua xe đạp để chủ động về thời gian cho mình.
Kinh nghiệm săn học bổng khi đi du học Nhật Bản
Một bộ hồ sơ để xin học bổng thường bao gồm bảng thành tích học tập, giấy chứng nhận đăng kí cư trú giành cho người nước ngoài , bản kế hoạch học tập, kế hoạch nghiên cứu,… là cần thiết khi bạn xin bất kỳ một học bổng nào. Vì vậy, khí có ý định xin học bổng vào học tại các trường đại học Nhật bạn cần chuẩn bị sẵn những giấy tờ này để khi cần có thể nộp luôn.
Hiện nay, có nhiều học bổng cho người nước ngoài học tại Nhật nhưng cùng với đó là cũng có rất nhiều du học sinh quốc tế theo học tại đây. Do vậy, để xin học bổng bạn cần chuẩn bị cẩn thận và theo dõi sát xao các chương trình học bổng để có thể nộp hồ sơ nhanh chóng và sớm nhất tăng cơ hội cho chính mình.
Khi đi du học Nhật Bản bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh đi làm thêm, hoặc đi chơi thăm chùa chiền, danh lam thắng cảnh hoặc đi dạo tại trung tâm thành phố cũng sẽ rất thú vị đấy.
KINH NGHIỆM “BỎ TÚI” KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN.
Nhật Bản – cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật – giáo dục phát triển cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm “bỏ túi” về cuộc sống du học Nhật Bản sẽ thực sự cần thiết trong hành trang của bạn.
Phòng trọ giá rẻ
Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.

Ở ghép là lựa chọn của hầu hết các bạn du học sinh Nhật bản.

    Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)…
Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.
Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.
Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ  học tiếng Nhật.
Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).
Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.
 
Giảm chi phí y tế
Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.
Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.
Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.
Tận dụng đại hạ giá và miễn phí
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.
Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.
Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.
Những điều thú vị về đất nước Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ giết người thấp thứ 2 thế giới, song lại là nơi có khu rừng tự sát cực kì ma quái có tên là Aokigahara.

  1. Thịt ngựa sống là một món ăn phổ biến ở Nhật Bản. Nó có tên gọi là basashi, được thái lát mỏng và ăn sống.
  2. Hơn 70% nước Nhật là núi. Nước này cũng có tới hơn 200 ngọn núi lửa.
  3. Một quảdưa lưới(giống dưa ruột vàng) có thể bán được hơn 31.473 yên (300 USD) ở Nhật Bản.

1 quả dưa lưới ruột vàng của Nhật có thể bán với giá lên tới 300 USD.

  1. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản là gần 100%.
  2. Nhật Bản có cả những chiếc máy bán bia tự động.
  3. Người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao hơn người Mỹ 4 tuổi. Có lẽ người Mỹ nên ăn nhiều basashi hơn!
  4. Cạo đầu là một hình thức để nói lời xin lỗi ở Nhật Bản.
  5. Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ giết người thấp thứ 2 thế giới, song lại là nơi có khu rừng tự sát cực kì ma quái có tên là aokigahara. Bộ xương trong ảnh được chụp từ khu rừng này.

Bộ xương trong ảnh được chụp từ khu rừng Aokigahara.

  1. Nhật Bản có 15 người đoạt giải Nobel(trong các lĩnh vực y học, hóa học và vật lý), 3 người nhận được Huy chương Fields, 1 người đạt Giải Gauss.
  2. Theo truyền thống, các võ sĩ sumo trẻ phải tắm rửa cho những võ sĩ già.
  3. Nhật Bản có hơn 6.800 hòn đảo.
  4. Văn hóa thời đồ đá cũ từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên được cho là những cư dân đầu tiên của Nhật Bản.
  5. Các bộ phim và chương trình hoạt hình chiếm 60% loại hình giải trí ở nước này. Hoạt hình ở Nhật Bản thành công đến mức có gần 130 trường dạy diễn xuất bằng giọng nói ở đây.
  6. Trong quá khứ, hệ thống tòa án Nhật Bản có tỷ lệ kết án rất cao – 99%.
  7. Tù nhân Nhật Bản (tính tới năm 2003) hoạt động trung bình 117% năng suất lao động của họ.

Nếu ngôi nhà có thảm tatami, sàn có thể được nâng lên từ 2,54 tới 5,08cm, điều này nói rằng bạn nên bỏ dép.

  1. Cách xây sàn nhà sẽ cho thấy khi nào bạn nên bỏ giày hoặc dép bên ngoài. Ở lối vào một ngôi nhà Nhật Bản, sàn nhà thường được xây cao hơn khoảng 15,24cm, điều này nói rằng bạn nên bỏ giày và đi dép. Nếu ngôi nhà có thảm tatami, sàn có thể được nâng lên từ 2,54 tới 5,08cm, điều này nói rằng bạn nên bỏ dép.
  2. Người Nhật có sở thích uống cà phê.Tổng nhập khẩu cà phê của Nhật bằng khoảng 85% sản lượng cà phê của Jamaica.
  3. Hầu như không có nhiều người nhập cư ở Nhật, 98% dân bản địa.
  4. Sumo là môn thể thao truyền thống của đất nước mặt trời mọc.
  5. Bóng chày cũng là một môn thể thao phổ biến ở quốc gia này bởi sự ảnh hưởng của Mỹ sau thế chiến II.
  6. Ở Nhật, người ta coi ăn mỳ phát ra tiếng là thể hiện sự thích thú và gián tiếp khen người nấu.
  7. Có hơn 1.500 trận động đất xảy ra mỗi năm và hầu hết là những trận động đất nhỏ.
  8. Tsukiji là chợ cá lớn nhất ở Tokyo và có khoảng 2.000 tấn cá biển được tiêu thụ mỗi ngày.
  9. Thịt cá voi không phải là đặc sản tại Nhật Bản nhưng chúng vẫn bị săn bắn để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
  10. Ở Nhật, karaoke có nghĩa là hát mà không có dàn nhạc.

Đồng Yên và những mệnh giá tiền ở Nhật Bản


 
Ở Nhật Bản, đơn vị tiền tệ có tên gọi là “Yên”. Hiện nay tỉ giá đồng yên so với VNĐ là 1 yên ~ 200 VNĐ. Cũng như tiền Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, đồng yên có nhiều mệnh giá khác nhau. Đồng thấp nhất là 1 yên và cao nhất là 10.000 yên.
Ngoài ra đồng yên còn có các loại mệnh giá khác như: 5 yên, 10 yên, 50 yên, 500 yên, 1000 yên và 5000 yên. Trong đó có 6 loại là tiền xu,, còn lại là tiền giấy. Những đồng yên 10.000 yên, 5.000 yên và 1.000 yên là tiền giấy, còn lại các mệnh giá khác là tiền xu.
Như vậy, đồng yên Nhật có tất cả 10 loại mệnh giá khác nhau từ 1 yên đến 10.000 yên. Có một chú ý nhỏ, đó là theo cách phát âm tiếng Nhật 10.000 sẽ đọc là “man” vậy nên khi sang Nhật nếu có người nói giá món đồ này là 1 man, 2 man….. như vậy bạn phải hiểu là món đồ đó có giá 10.000 yên và 20.000 yên. Và đây là cách đọc số hàng vạn của người Nhật thôi chứ không phải “man” là một đơn vị tiền tệ đâu nhé.
Khi mới sang Nhật làm việc thì các bạn cũng nên đổi một ít tiền xu để có thể mua đồ tại các máy bán hàng tự động ở sân bay hay nhà ga. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn bắt đầu một cuộc sống mới ở Nhật Bản với thật nhiều thành công.
 
 

Chia sẻ:
Icon Support Icon Zalo Icon Phone
Verified by MonsterInsights
Yêu cầu tư vấn
https://789bethv.com/ https://789bet.house/